Cách tăng cường sức khỏe theo từng độ tuổi

fujihome.com

Tình trạng sức khoẻ sẽ thay đổi dần ở theo từng độ tuổi. Dù bất kỳ lứa tuổi nào, bạn cũng cần chú ý đến việc tăng cường sức khỏe của chính mình. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách tăng cường sức khỏe theo từng độ tuổi, từ 20 đến 70 dành cho những ai quan tâm.

Mỗi độ tuổi khác nhau có cách tăng cường sức khỏe khác nhau

Thời điểm bạn cần phải chú ý đến việc tăng cường sức khỏe

Nếu bạn đang ở độ tuổi 20, 30, bạn có thể đang rất tự tin với sức khỏe của mình. Nhưng có phải trẻ đồng nghĩa với khỏe, già thì là yếu hay không? Những thói quen ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tương lai của mỗi người.

Mỗi độ tuổi khác nhau có tình trạng sức khỏe khác nhau. Rất nhiều quan niệm rằng tuổi 20, 30 sung sức, khỏe mạnh, không cần quan tâm đến tình trạng bản thân. Chính vì tư tưởng trẻ là khỏe, những người trẻ thường ăn uống và sinh hoạt vô tội vạ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trong tương lai.

Vì thế, để giữ sức khỏe trong phần đời còn lại, bạn cần phải chú ý tập luyện và bồi bổ cơ thể. Cụ thể, bạn cần chú ý đến việc tăng cường sức khỏe của chính mình kể cả khi chỉ mới ở độ tuổi đôi mươi.

Làm sao để tăng cường sức khỏe ở độ tuổi 20?

Những người ở độ tuổi 20 thường ít khi suy nghĩ nghiêm túc về sức khỏe của bản thân mình. Nhưng xin nhớ rằng, độ tuổi này là thời điểm quan trọng đặt nền móng cho việc tăng cường sức khỏe.

Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở độ tuổi 20

Ở độ tuổi 20, nhiều bạn trẻ bắt đầu hành trình vào đời của mình. Bạn sẽ phải xa bố mẹ và tự thân vận động. Có những cá nhân đi học, đi làm, thậm chí là kết hôn.

Chính những sự thay đổi này đã khiến nhịp sống của người 20 tuổi bị xáo trộn. Rất nhiều người trở thành cú đêm, chuyên gia thức đến 1-2h sáng là bình thường. Kéo theo đó là thói quen ăn uống không khoa học.

Tất cả những sự thay đổi này ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần của người trẻ. Bạn có thể suy nghĩ còn trẻ nên không sao cả nhưng thực chất giai đoạn này là khởi đầu của tương lai sau này.

Những việc làm mà bạn thực hiện hôm nay sẽ dần tích tụ và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng vào năm bạn 40, 50 tuổi. Ngay lúc này, bạn vẫn cảm thấy mình có đủ sức khỏe để vui chơi nhưng 20, 30 năm sau, sức khỏe của bạn sẽ giảm sút trầm trọng.

Những điều cần chú ý ở độ tuổi 20

Để tăng cường sức khỏe ở tuổi đôi mươi, bạn cần chú ý những điểm sau:

– Lưu ý chế độ ăn uống cân bằng về dinh dưỡng:

Sự thay đổi của môi trường sống khiến thói quen ăn uống của bạn dễ bị xáo trộn. Nhiều thanh niên thậm chí bỏ bữa sáng vì ăn kiêng hoặc không có thời gian chuẩn bị. Điều này quả thật tai hại không chỉ làm bạn thiếu năng lượng mà còn dễ bị tăng cân.

Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong những năm 20 tuổi

Những sinh viên thường dựa vào cửa hàng tiện lợi, thức ăn nhanh để duy trì cuộc sống gây nên mất cân bằng dinh dưỡng. Để đảm bảo sức khỏe ngay lúc này và tương lai, bạn cần duy trì chế độ ba bữa ăn hàng ngày.

Không những vậy, mỗi bữa ăn phải có chế độ cân bằng dinh dưỡng, kết hợp đầy đủ các chất đạm – đường – béo – bột hợp lý. Thời gian ăn cũng là một điểm quan trọng. Bạn cần quy định giờ ăn và tập thành thói quen để hệ tiêu hóa được khỏe mạnh. 

Nhất định phải ăn sáng trong vòng một tiếng sau khi ngủ dậy và kết thúc ăn tối ít nhất hai tiếng trước khi đi ngủ. Đừng xem thường chế độ ăn uống cân bằng vào năm 20 tuổi. Bạn sẽ có nhịp sống ổn định và sức khỏe tốt từ bây giờ và kéo dài trong tương lai.

– Thuốc lá có hại và không có lợi:

Năm 20 tuổi, bạn có quyền tự do để hút thuốc lá. Một số người vì đam mê, vì lôi kéo và muốn thể hiện đã lựa chọn thuốc lá. Tuy nhiên, thuốc lá không có lợi, thậm chí là gây hại.

Theo các nghiên cứu, thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư với mọi cơ quan trong cơ thể bạn như phổi, bàng quang, máu, đại tràng, thực quản, vòm họng, gan, tụy, dạ dày, cổ tử cung…

Nếu hút thuốc lá trở thành một thói quen, bạn thực sự rất khó bỏ. Thậm chí, một số thanh niên hút thuốc từ những năm đôi mươi đã trở nên nghiện nicotine và không thể cai thuốc.

Vì thế, hãy ngăn chặn việc hút thuốc ngay từ lúc đầu. Hơn nữa, để không bị lôi kéo và thu hút, bạn nên tránh xa những nơi tập trung nhiều người hút thuốc. Khi đến cửa hàng, cũng đừng lại gần quầy bán thuốc lá.

Làm sao để tăng cường sức khỏe ở độ tuổi 30?

Tuổi 30 sẽ có nhiều chuyển biến về sức khỏe so với tuổi 20. Bạn sẽ nhận thấy rõ rệt điều này khi bước vào đầu ba lăm. Vậy thì giải quyết vấn đề càng sớm sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở độ tuổi 30

Trong khi độ tuổi 20 có khả năng phục hồi sức khỏe nhanh chóng thì khi bước sang tuổi 30, thể chất của bạn đã có sự giảm sút đáng kể. Đây là giai đoạn mà bạn dễ dàng dính những căn bệnh phổ biến như huyết áp, tiểu đường, cholesterol… 

Những người ở độ tuổi 30 thường có tình trạng chung là lười vận động và thói quen ăn uống không khoa học. Chính vì vậy mà những bệnh nguy hiểm đến tính mạng thường kéo đến và bạn không được chủ quan.

Thậm chí, tỷ lệ người trong độ tuổi 30 có nguy cơ mắc bệnh tâm thần. Đặc biệt với những người làm việc trong các công ty nơi cạnh tranh và áp lực lớn khiến họ bị suy nhược và mệt mỏi.

Những điều cần chú ý ở độ tuổi 30

Hãy bắt đầu nghiêm túc chấn chỉnh lại sức khỏe bản thân ở tuổi 30 bằng những cách sau:

– Kiểm tra sức khỏe thường xuyên:

Những người ở độ tuổi 30 thường bận rộn với gia đình, công việc nên thường quên đi bản thân mình. Vì lý do bận chăm sóc con cái, nội trợ, lao vào công việc mà bạn bỏ quên sức khỏe của mình.

Chú ý quan tâm đến sức khỏe bản thân khi bước vào năm 30 tuổi

Tuy nhiên, lời khuyên đưa ra dành cho người 30 tuổi chính là phải kiểm tra sức khỏe một cách thường xuyên. Thời điểm này rất dễ phát bệnh nên nếu được khám và phát hiện bệnh, việc chữa trị sẽ hiệu quả hơn.

– Nghỉ ngơi đầy đủ để giúp duy trì tinh thần tỉnh táo, ổn định:

Tuổi 30, bạn đã bước vào giai đoạn quan trọng của cuộc đời. Lúc này, có những người đã nắm giữ những chức vụ quan trọng trong công ty. Có những người lại bận rộn và lo toan với gia đình, con cái.

Những điều này đã dẫn đến áp lực và căng thẳng cho những người 30 tuổi. Và thật nguy hiểm nếu bạn bỏ mặc các vấn đề ảnh hưởng đến tinh thần của mình.

Sự quá sức trong công việc và gia đình khiến bạn gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, hãy xem đây là dấu hiệu của sự nghỉ ngơi. Cơ thể bạn cảnh báo hãy dành thời gian để nâng niu cơ thể và tâm trí của chính bạn.

Việc thăm khám bởi những bác sĩ chuyên khoa tâm lý sẽ giúp bạn ổn định tinh thần hiệu quả. Nếu không tự tin để gặp mặt trực tiếp, bạn có thể xin trợ giúp từ tư vấn qua điện thoại.

Làm sao để tăng cường sức khỏe ở độ tuổi 40?

Vào năm 40, các vấn đề sức khỏe đã trở nên rõ ràng hơn nhiều, cụ thể:

Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở độ tuổi 40

Vào năm 40 tuổi, bạn sẽ cảm thấy mình trở nên ốm yếu hơn nhiều, cho dù trước đó vẫn luôn khỏe mạnh. Bởi vì lứa tuổi này rất dễ mắc các bệnh liên quan đến lối sống như huyết áp cao, rối loạn lipid máu, đái tháo đường.

Đây là hậu quả của những thói quen không khoa học mà bạn đã áp dụng từ 10, 20 năm trước. Đó là do việc ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi, hút thuốc, uống rượu để lại

Bạn sẽ phải đối mặt với những bệnh liên quan đến ung thư, tim mạch, não… Vì thế, bạn cần đối mặt và tăng cường sức khỏe khi bước vào giai đoạn 40 tuổi.

Những điều cần chú ý khi bạn đến độ tuổi 40

Việc quản lý sức khỏe năm 40 tuổi là điều cực kỳ quan trọng. Bạn cần chú ý đến hai vấn đề sau:

– Hãy chỉnh đốn lại lối sống nếu cần:

Bạn cần đi khám tổng quát để phát hiện sớm các bệnh liên quan đến lối sống. Có thể bạn nghĩ rằng các cuộc kiểm tra sức khỏe tại công ty là đủ nhưng không phải. Hãy khám chi tiết hơn khi bước vào tuổi 40.

Đặc biệt, những người ở độ tuổi 40 có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao hơn nhiều so với các độ tuổi khác. Vì thế, hãy tầm soát ung thư thường xuyến và cố gắng điều trị nếu phát hiện sớm.

Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học để tăng cường hệ miễn dịch vào năm 40 tuổi

Nếu bạn là người có lối sống kém khoa học vào những năm trước đó, hãy làm bạn với bệnh viện thường xuyên hơn. Việc kiểm tra sức khỏe cũng như các bệnh liên quan đến lối sống giúp bạn sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Hơn nữa, có những vấn đề bệnh có thể ngăn ngừa hoặc cải thiện qua thói quen sinh hoạt. Hãy chia sẻ thói quen ăn uống, rèn luyện của bạn với bác sĩ để được tư vấn thay đổi khoa học.

– Duy trì khả năng miễn dịch của bạn:

Vào năm 20 tuổi, bạn sẽ có chức năng miễn dịch đạt đỉnh. Tuy nhiên, hệ miễn dịch cũng như khả năng ngăn chặn sự xâm nhập và sinh sôi của vi rút, vi khuẩn sẽ suy giảm và chỉ còn một nửa vào năm 40 tuổi.

Vì thế, duy trì khả năng miễn dịch là một điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe chính mình. Nếu hệ miễn dịch suy yếu, bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh và cảm thấy mệt mỏi. Hệ miễn dịch sẽ cải thiện nếu:

  • Bạn có chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng.
  • Bạn thường xuyên luyện tập thể dục thể thao vừa phải để tăng cường khả năng miễn dịch của mình. 
  • Đặc biệt, 70% tế bào miễn dịch trong cơ thể được tập trung ở ruột. Để hệ thống đường ruột khỏe mạnh, bạn nên sử dụng nguồn nước sạch và nhiều khoáng chất.

Khuyến nghị được đưa ra là sử dụng nước hydro điện phân được tạo từ máy điều hòa nước. Những cá nhân sử dụng nguồn nước từ máy điều hòa nước có sự cải thiện về đường tiêu hóa, đường ruột tốt hơn những người không sử dụng.

Bạn thấy đấy, chỉ bằng những cách đơn giản là thay nước sử dụng hàng ngày mà hệ miễn dịch của những người 40 tuổi được cải thiện rõ rệt. 

Làm sao để tăng cường sức khỏe ở độ tuổi 50?

Bạn sẽ không thể che giấu được tình trạng rối loạn và suy nhược cơ thể vào năm 50 tuổi. Đây là thời kỳ dễ mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng nên bạn cần cải thiện lối sống ngay.

Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở độ tuổi 50

Số lượng người mắc bệnh ung thư, tim, mạch máu não… có sự gia tăng ở độ tuổi 50. Cũng chính ba nhóm bệnh này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi ngũ tuần. Nếu cải thiện lối sống bản thân, bạn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh ngay cả khi 50 tuổi. 

Vì thế, hãy bắt đầu làm những gì mà bạn có thể. Giai đoạn cuối 40, đầu 50 được xem là giai đoạn “mãn kinh” của người phụ nữ. Vì nội tiết tố nữ suy giảm, nên những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh thường xuất hiện như chóng mặt, bốc hỏa, cáu kỉnh, trầm cảm.

Hiện tượng mãn kinh khiến tuổi 50 mệt mỏi, bốc hỏa, trầm cảm

Hiện tượng mãn kinh ảnh hưởng đến thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Vì thế, chị em 50 tuổi cần điều trị bằng Kampo hoặc liệu pháp hormone.

Một số nam giới cũng xuất hiện tình trạng mãn kinh. So với phụ nữ, đàn ông mãn kinh ít gặp vấn đề hơn nhưng cũng cần biện pháp xử lý kịp thời để không có hậu quả nghiêm trọng.

Những điều cần chú ý khi bạn đến độ tuổi 50

Để cải thiện sức khỏe của mình, khi bước vào tuổi 50, bạn cần chú ý đến hai vấn đề sau:

– Rèn luyện thói quen tập thể dục:

Tập thể dục có tác dụng rất tốt đến việc cải thiện sức khỏe. Các bài tập thể dục nhịp điệu hay đi bộ mỗi ngày giúp người tuổi 50 giảm nguy cơ bệnh tật. 

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, việc tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Đây là những căn bệnh làm tăng nguy cơ tử vong ở người 50 tuổi.

Bên cạnh đó, tập thể dục mỗi ngày giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ béo phì và yếu cơ. Chỉ cần leo cầu thang 1-2 tầng hoặc đi bộ mỗi khi đi mua sắm, đi chợ sẽ giúp bạn sống sót vào độ tuổi 60, 70.

– Học cách giải quyết tốt những căng thẳng:

Áp lực mà người ở độ tuổi 50 phải chịu không hề dễ dàng chút nào. Chính những căng thẳng, trầm cảm trong công việc, gia đình dễ khiến người ngũ tuần tìm đến việc tự tử.

Việc không thể thảo luận, chia sẻ vấn đề với người khác càng khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, để đối phó với căng thẳng bằng cách:

  • Bạn cần đối diện thẳng thắn với nó.
  • Hãy vỗ về, an ủi chính mình bằng những chuyến du lịch, nghỉ ngơi, spa thư giãn. 
  • Bạn hãy sắp xếp thời gian và tận hưởng cuộc sống để hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng, lo âu
  • Đừng quá phụ thuộc vào việc uống rượu hay hút thuốc. Có những người suy nghĩ hai biện pháp này giúp giải tỏa căng thẳng tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thể chất và tinh thần của bạn. 
cach-tang-cuong-suc-khoe-tuoi-50-1
Cải thiện vấn đề mãn kinh bằng những chuyến du lịch, ca hát

Nếu bạn không thể tự giải tỏa vấn đề căng thẳng của bản thân, hãy nhờ đến bác sĩ chuyên môn tư vấn. Những người am hiểu hơn sẽ giúp bạn cân bằng sức khỏe thể chất tốt hơn.

Những điều quan trọng bạn cần biết để tăng cường sức khỏe ở độ tuổi 60

60 là độ tuổi về già. Lúc này, bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và bệnh tật hơn. Hãy làm ngay những điều có thể để giảm nguy cơ bệnh tật này.

Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra ở những năm 60

Tỷ lệ người chết ở độ tuổi 60 cao gấp đôi so với người chết vào năm 50 tuổi. Có ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nam và nữ 60 tuổi là ung thư, tim, mạch máu não.

Nếu gặp phải những căn bệnh này, việc chữa trị kéo dài trong thời gian lâu với chi phí cao. Thậm chí, một số trường hợp bị nhồi máu não còn phải phục hồi chức năng do di chứng để lại hoặc sống thực vật.

Ngay cả khi bạn chưa thấy dấu hiệu nào về huyết áp cao, rối loạn mỡ máu cũng phải có biện pháp quản lý sức khỏe tốt hơn.

Những điều cần chú ý ở độ tuổi 60 của bạn

Để nâng cao sức khỏe tuổi 60, bạn cần chú ý:

– Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên

Vào tuổi ngũ tuần, đa phần mọi người đều đã kết thúc công việc và nghỉ hưu. Lúc này, không được thăm khám sức khỏe tại công ty, bạn cần kiểm tra sức khỏe tại địa phương.

Vì có nguy cơ cao mắc các bệnh khác nhau nên các bài kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm.

– Sự khéo léo trong lối sống sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ:

Với người già, sống khỏe luôn là mục tiêu mà bất kỳ ai cũng mong muốn. Có thể được trải qua thời gian sống tự chủ mà không phải nằm liệt giường hay cần chăm sóc lâu dài là hạnh phúc của những người lục tuần.

Đừng quên tập thể dục và ăn uống lành mạnh khi bước sang tuổi 60

Vì thế, để kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh, bạn nên chú ý đến thói quen ăn uống và tập thể dục. Vào năm 60 tuổi, bạn nên kéo dài thời gian tập thể dục nhiều hơn 10 phút so với trước kia. 

Hãy ăn nhiều rau hơn, bỏ thuốc lá, rượu bia để chất lượng cuộc sống được cải thiện. Không quá khó để bắt đầu và thực hiện việc kéo dài sức khỏe khi bước vào năm 60 tuổi.

Những điều quan trọng bạn cần biết để tăng cường sức khỏe ở độ tuổi 70

Việc tăng cường sức khỏe cho người già 70 tuổi là vấn đề cần được chú trọng. Bởi đây là độ tuổi hệ miễn dịch, các chức năng của cơ thể đã giảm sút rất nhiều.

Các vấn đề sức khỏe có khả năng xảy ra ở những người từ 70 tuổi trở lên

Có rất nhiều người khi bước vào tuổi 70 phải nằm liệt giường hoặc cần được chăm sóc lâu dài. Đó là hệ quả của các căn bệnh như ung thư, huyết áp, mạch máu não. 

Một số người già chỉ bị chấn thương nhẹ cũng phải nằm một chỗ hoặc mất trí nhớ. Chính việc phải nằm liệt giường, cần người chăm sóc đã khiến sức khỏe cũng như tinh thần của người già càng suy yếu. 

Một số người 70 tuổi còn bị trầm cảm và tâm thần bởi sự khó khăn này. Khi thể lực và năng lượng của bạn giảm đi đáng kể so với lúc trẻ, bạn càng cần tích cực cải thiện để có cuộc sống khỏe mạnh.

Những điều cần chú ý ở độ tuổi 70 trở lên

Tuổi 70 vẫn có thể sống vui, sống khỏe nếu chú ý đến hai điều quan trọng sau:

– Tìm mục đích sống của mình

Xác định mục đích sống tuổi thất lục là điều quan trọng để bạn khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Dù công việc và con cái ổn định nhưng nếu chỉ ở nhà cũng sẽ giết chết thể lực và sức sống của bạn.

Vì vậy, hãy tích cực tham gia các hoạt động bên ngoài để khẳng định mối liên hệ với xã hội. Tham gia hoạt động tình nguyện, giao lưu cộng đồng, ca múa hát… giúp người tuổi 70 nâng cao sức khỏe và tinh thần.

Tuổi 70 cần đi tìm mục đích sống cho chính mình

Vào năm 70 tuổi, nếu không có cơ hội ở cùng con cháu, bạn cần tích cực tương tác với hàng xóm. Kết nối với hàng xóm không chỉ giúp bạn giải tỏa tâm lý mà còn có thể hỗ trợ nhau trong trường hợp khẩn cấp.

– Hãy nghĩ ra một chế độ ăn kiêng

Chức năng dạ dày và khả năng nhai đã bị suy giảm đáng kể vào năm bạn 70 tuổi. Vì thế, nhu cầu ăn uống không còn được tốt như trước. Hãy nghĩ ra một chế độ ăn kiêng để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và khiến mình cảm thấy thèm ăn hơn.

Bạn nên lựa chọn nguyên liệu nấu ở dạng dễ ăn như súp, cháo. Tăng cường số lượng bữa ăn trong ngày để không cảm thấy mệt mỏi trong việc hấp thụ.

Đặc biệt, người cao tuổi nên cẩn trọng khi sử dụng muối. Bạn chỉ nên tiêu thụ ít hơn 6.0g muối mỗi ngày khi bước vào tuổi 70.  Với những người bị huyết áp cao thì cần cố gắng giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Nước điện giải Hydro – Tăng cường sức khoẻ dễ dàng

Như đã đề cập ở trên, nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì và cải thiện sức khỏe ở bất kỳ độ tuổi nào. Hãy sử dụng nước điện giải Hydro để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Để được sử dụng nước hydro, bạn chỉ cần cần lắp đặt máy điện giải ion kiềm. Nguồn nước sẽ được xử lý qua máy và chuyển thành nước vừa an toàn, vừa nhiều khoáng chất giúp hoạt động đường ruột tốt nhất.

Vì thế, hãy liên hệ với fujihome để được tư vấn lựa chọn máy điện giải ion kiềm chất lượng. Sử dụng nước điện giải hydro giúp hoạt động đường ruột khỏe mạnh và hệ miễn dịch tốt.

Showroom fujihome

Lời kết

Ở những độ tuổi khác nhau sẽ có sự thay đổi về sức khỏe. Những người ở độ tuổi 20 thường sung sức nhất và bắt đầu suy giảm vào những năm 50, 60 và trở nên ốm yếu vào năm 70 tuổi.

Và tương ứng với mỗi nhóm tuổi là những cách tiếp cận đến vấn đề sức khỏe khác nhau. Hãy xem mình đang ở giai đoạn nào để có thể cải thiện sức khỏe và sống khỏe mạnh trong quãng đời còn lại.

Tin liên quan

Messenger